Các bước thi công hệ thống điện
1. Thi công ống bảo vệ dây cáp điện âm tường và ống ngầm dưới đất, trunking, ladder, ống điện nổi.
2. Kéo cáp điện cho hệ thống.
3. Lắp đặt tủ điện, bảng điện điều khiển.
4. Lắp đặt thiết bị điện.
5. Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu đấu điện, thử nghiệm, vận hành.
6. Lắp đặt ống bảo vệ dây cáp điện âm tường và ống ngầm dưới đất, ống gas thoát nước máy lạnh.
– Quá trình lắp đặt theo tiêu chí việt nam, tiêu chí IEC và chỉ dẫn thiết kế .
– Ống sử dụng trong công trình điện là loại nhựa dẻo, chịu được nhiệt và lực va chạm cơ khí và có thẻ uốn được thuận tiện . Các ống được chôn ngầm trong tường và sàn bê tông. Ở những vị trí có tầng kỹ thuật, ống đi trên sàn kỹ thuật được đặt nổi.
– Các ống đặt trong sàn bê tông được tiến hành thi công sau khi công nhân xây dựng đan xong lớp sắt sàn. Ở vị trí chỉ có một lớp sắt sàn thì ống nhựa được đặt trên lớp sắt đó, còn ở nhựng vị trí có hai lớp sắt thì các ống nhựa được đặt giữa hai lớp sắt đó. Ơ những vị trí ngã rẽ các ống được uốn cong bằng lo xo với bán kính từ 6-9 lần đường kính ống để thuận tiện cho việc kéo dây và dành chỗ dây sau này. Tuyệt đối không bao giờ dùng các co nối ở những vị trí này, điều này ảnh nhiều đến việc kéo dây do góc cua quá gắt . Mọi ngã rẽ từ 3 nhánh trở lên đều thực hiện ở các vị trí các box để tiện cho việc kéo dây và kiểm tra sau này. Tất cả các đầu ống chờ kéo dây đều được bọc kín tránh vật lạ lọt vào trong và gây rắc rối cho việc kéo dây về sau này.
– Khi đặt ống ngầm tại những vị trí phải cắt ống và nối thì tất cả các đầu cắt sẽ được làm trơn rước khi nối để tránh tình trạng gây xước dây khi luồn trong ống này.
– Các ống Inox được uốn bằng các máy chuyên dụng, các chỗ ống phải đảm bảo không bị gãy khúc, các khớp nối được dùng là khớp nối chuyên dụng.
– Các ống đi ngầm trong tường được triển khai thi công sau khi xây tường được 5 ngày bảo đảm tường đủ độ cứng không bị rạn nứt trong các bước đục tường, chỉ thi công đục tường sau khi cắt tường. Tuyệt đối không đục tường nếu ko thực hiện công đoạn cắt tường lúc trước vì sẽ ây ra các vệt rạn chân chim sau khi sơn nước. Khoảng cách giữa hai khớp nối sẽ không ngắn hơn 50mm so với khoảng giữa ống và 25mm ở đoạn cuối ống.
– Các ống chôn ngầm trong tường hay trần bê tông phải được cố định bằng xi măng hoặc bê tông sau khi cố định bằng thanh thép nằm ngang hoặc dây thép cột.
– Ống chạy nổi trên tầng kỹ thuật hoặc trong các hộp kỹ thuật được cố định bằng kẹp ống và khoảng cách giữa các kẹp ko lớn hơn 1200mm.
– Các vít và tắc kê sẽ được sử dụng để gắn các kẹp ống và các lố được khoan bằng khoan điện.
– Các ống đi trong tường theo phương thẳng đứng hoặc song song. Đầu cuối của ống là vị trí của hộp chứa công tắc, ổ cắm, hộp đèn. Chúng tôi cố định ống với các hộp trên bằng khớp nối vặn. Các hộp đèn đặt âm trong sàn bê tông sẽ được nhét giấy hoặc xốp và quấn băng keo phủ kín trước khi cố định vào ván khuôn để tránh hồ bê tông lọt và. Các ống nối vào được uốn sao cho cách lớp ván khuôn 7mm tránh sự rạn chân chim trần sau này.
– Các hộp đèn, hộp công tắc ổ cắm được đặt ở cao độ theo thi công và chúng tôi sẽ dùng ống cân nước để xác định chính xác độ cao các hộp và sử dụng thước nivo để bảo đảm các hộp sau khi lắp đặt không bị nghiêng lệch.
Các bước thi công lắp đặt hệ thống nước
1. Khảo sát hệ thống cấp và xả nước.
2. Thiết kế đưa ra bản vẽ thi công, lắp đặt.
3. kiểm tra duyệt bản vẽ so với thực tế.
4. Liệt kê vật tư.
5. Tập kết vật tư về kho.
6. Tiến hành cắt, đục tường.
7. Thi công đường ống, lắp đặt thiết bị, bồn chứa, bơm nước,…
8. đưa nước vào kiểm tra rò rỉ và xả rửa trước khi hoàn thiện..
9. Đưa vào sử dụng.